Các bé mầm non được xem là lứa tuổi đầu tiên của cuộc đời con người. Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non ở lứa tuổi từ 1 đến 6 là một việc làm quan trọng để từ đó sẽ hình thành nhân cách cho trẻ. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ đó chính là thói quen đọc sách.
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng các bé mầm non còn quá nhỏ nên chưa thể nhận thức được những gì từ sách báo đem lại. Tuy nhiên, các chuyên gia trên thế giới khuyên rằng, trẻ em cần tiếp xúc với truyện, sách càng sớm càng tốt và việc này sẽ góp phần rất nhiều vào sự phát triển toàn diện của trẻ
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì vậy, các hoạt động học tập và vui chơi ở trường mầm non có tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm, những hình ảnh trực quan sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc đối với trẻ. Do đó, những cuốn sách, tập truyện cho các con sử dụng phải là những quyển có nhiều hình ảnh và màu sắc sặc sỡ. Các quyển sách, quyển trước được đặt trong thư viện trường mầm non nên được thiết kế đa dạng, nội dung phù hợp, màu sắc sặc sỡ sẽ thu hút các bé. Nguồn sách được trưng bày cho thư viện mầm non có thể được quyên góp từ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức của nhà trường.
Phong cách trang trí góc thư viện mầm non cũng cần được các cô giáo quan tâm. Có thể bài trí góc thư viện theo hướng mở, phong cách hiện đại, khoa học,… Các cô tận dụng sự sáng tạo của mình để trang trí cho góc mầm non. Có thể dùng những nguyên vật liệu có sẵn như giấy, tranh vẽ, đồ dùng học tập để trang trí góc thư viện cho bé sinh động. Khi trang trí góc mầm non, các cô cũng cần phải chú ý đến những đồ vật dụng sẽ được đặt trong góc này như kệ sách, các bàn ghế cho bé ngồi đọc sách, thảm xốp…
Kệ sách sẽ được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ em , có màu sắc bắt mắt cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Trên kệ sách sẽ được phân loại, sắp xếp, thay đổi linh hoạt để tạo hứng thú cho trẻ. Các đồ vật khác như thảm xốp, bàn, hay ghế… cũng cần được trang bị và sắp xếp một cách khoa học để tạo ra môi trường thư viện đặc sắc, thân thiện, cuốn hút các bé.